Home » » Sai lầm phổ biến khi cho trẻ uống thuốc

Sai lầm phổ biến khi cho trẻ uống thuốc

Võ đoán, tùy tiện dùng thìa, tự điều chỉnh liều lượng, dừng thuốc quá sớm là những lỗi các mẹ thường mắc phải gây rủi ro cao cho sức khỏe của trẻ. Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến trong cách dùng thuốc cùng với lời khuyên của chuyên gia để các mẹ tránh mắc phải: 1. 


Võ đoán, không hỏi bác sỹ Ví dụ, khi tai trẻ bị đau tai, các mẹ thường phỏng đoán là con bị nhiễm trùng tai. Đặc biệt các mẹ còn có thể tự điều trị nếu trong nhà có sẵn thuốc kháng sinh. Theo các bác sỹ, các mẹ nên tránh việc tự chẩn đoán và tự dùng thuốc cho con. “Loại thuốc kháng sinh dạng lỏng dùng cho trẻ em thường bị mất tác dụng khi được để chung với các loại khác. Hoặc khi bạn lấy để tái sử dụng, các gói thuốc có thể đã hết hạn”, giáo sư Roxanne Allegretti, bác sỹ chuyên về nhi ở Snowden, Fredericksburg, Hoa Kì cho biết. “Ngoài ra các triệu chứng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau. Đau tai có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân như áp xe răng, viêm họng, viêm tai giữa, rối loạn chức năng vòi nhĩ, viêm tai ngoài...”, bác sỹ Allegretti cảnh báo. “Rất nhiều bệnh không cần đến thuốc kháng sinh hoặc mỗi loại bệnh về tai cần một loại thuốc kháng sinh khác nhau. Vì vậy việc cho trẻ uống thuốc không đúng có thể làm trì hoãn việc chẩn đoán và làm cho bệnh của trẻ càng nặng hơn”. 2. Dùng thìa trong bếp Nếu trẻ cần uống uống, đừng lấy thìa ở trong bếp. Điều quan trọng khi dùng thuốc cho trẻ là phải sử dụng ống tiêm hoặc cốc có đánh dấu, xác định lượng thuốc rõ ràng. Nếu uống bằng thìa ở trong bếp, lượng thuốc cho trẻ uống hoặc nhiều, hoặc ít không thể xác định chính xác được. “Thìa trong bếp có thể là thìa cà phê, hay thìa canh nhỏ có các kích thước chỉ nhỉnh hơn nhau một chút. Sai lầm có thể nghiêm trọng hơn. Ví dụ, nếu trẻ bị uống gấp đôi liều lượng acetaminophen (một thuốc giảm đau và giảm sốt) có thể sẽ bị những vấn đề về gan vì thành phần chính trong thuốc là Tylenol”, giáo sư cho biết. Cô Allegretti khuyến cáo nên sử dụng ống tiêm hoặc những dụng cụ có thể đo lường được khi cho trẻ uống thuốc. 3. Tự điều chỉnh liều lượng Một chút thuốc có thể có tác dụng, vậy thì thêm một chút nữa thuốc sẽ có tác dụng hơn? Điều này có thực sự đúng không? Chắc chắn câu trả lời là không. Đừng bao giờ cho con uống thêm một chút thuốc với hy vọng con sẽ bớt đau hơn. Việc điều chỉnh thêm chỉ một chút liều lượng có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho trẻ. "Nếu đó là một liều thuốc ức chế ho, nếu uống thêm liều lượng có thể gây ức chế hô hấp, hoặc một liều cao acetaminophen có thể gây tổn hại cho gan của trẻ”, cô cho biết. 4. Dừng thuốc khi thấy con có vẻ đỡ hơn Nếu trẻ đã cảm thấy đỡ hơn sau vài ngày dùng thuốc kháng sinh thì có thể dừng việc dùng thuốc lại không? Câu trả lời là không. Việc dừng thuốc quá sớm có thể không hoàn toàn loại bỏ được sự nhiễm trùng. Thậm chí tệ hơn nó còn tăng sức đề kháng của vi khuẩn trong cơ thể. Việc làm này còn làm cho việc dùng thuốc kém hiệu quả hơn trong lần sử dụng tới. Ngoài ra, một số bệnh như viêm họng nếu không được điều trị đầy đủ có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như tạo điều kiện cho sốt thấp khớp, hoặc đau tim phát triển. Vì vậy nên chắc chắn có sự tham vấn của bác sỹ về thời gian dùng thuốc cho trẻ. Theo Nguoiduatin.vn
Share this article :

0 comments:

Post a Comment

 
Support : Mas Template
Copyright © 2013. clip113 - All Rights Reserved
Share by BIT Tempales Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger